Chiến lược Buzz marketing

[1] Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tạo một cú Buzz bao gồm xây dựng sự hồi hộp xung quanh các buổi ra mắt hoặc sự kiện, tạo ra các cuộc tranh cãi hoặc tiếp cận với các blogger và những người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội. Người dùng mạng xã hội trong bất kỳ cộng đồng online cụ thể nào cũng có thể được chia thành ba nhóm: những người có ảnh hưởng, các cá nhân và những người tiêu dùng.

  • Người ảnh hưởng sẽ truyền tải thông điệp bao gồm cả tiêu cực lẫn tích cực đến các đối tượng trong cộng đồng, thường với mục đích là tạo nên danh tiếng của họ trong cộng đồng đó. Vì vậy, một chiến dịch truyền thông thành công phải tìm và thu hút được những người có ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu, cung cấp cho họ thông tin sản phẩm và các ưu đãi để họ truyền tải đến cộng đồng.
  • Các cá nhân là thành viên của cộng đồng, họ là những người tìm thấy giá trị trong việc tiếp thu nội dung và tương tác với các thành viên khác. Mục đích cuối cùng của chiến lược tiếp thị là biến các cá nhân này thành nhóm thứ ba: người tiêu dùng, những người mua thực sự và sau đó phát triển lòng trung thành thương hiệu, làm cơ sở cho một cú Buzz tích cực. Thách thức đối với nhà tiếp thị ở đây là phải tìm hiểu động lực mua hàng thật sự của các cá nhân trong cộng đồng và có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Phát triển chiến lược marketing trên các nền tảng mạng xã hội cũng phải tính đến sự tương tác với các phương tiện truyền thống bao gồm cả tiềm năng khi cả hai kết hợp với nhau để có hiệu quả lớn hơn hoặc cả trường hợp khi mà kênh này giành lấy thị trường từ kênh kia, dẫn đến kết quả không thể mở rộng thị trường.[1] Điều này có thể được nhìn thấy trong mối liên hệ ngày càng tăng giữa buzz marketing và kênh truyền hình truyền thống.[2] Các chương trình điều khiển các cú ‘’buzz’’ thường khuyến khích sự tham gia của người xem trên các phương tiện truyền thông xã hội trong lúc các chương trình đó phát sóng, và năm 2013, xếp hạng lượt xem của Nielsen đã được mở rộng để bao gồm thêm hạng mục truyền thông xã hội dựa vào số liệu  trên Twitter.[3] Nhưng ví dụ nổi tiếng nhất là chiến dịch của Super Bowl. Công ty đã có những dự đoán trước khi trò chơi được tung ra bao gồm phát hành các quảng cáo hoặc teaser trực tuyến, thu hút sự đóng góp của người dùng như cuộc thi Crash the Super Bowl của Doritos sân chơi cho phép bỏ phiếu online cho những quảng cáo do người tiêu dùng tạo ra và những quảng cáo này sau đó sẽ được phát sóng trong suốt trò chơi, với mục đích tạo ra tranh luận, chẳng hạn như quảng cáo SodaStream 2013 và 2014 đã bị từ chối bởi mạng lưới phát sóng trò chơi vì đề cập trực tiếp tên của các đối thủ cạnh tranh.

Để tạo ra một cú buzz hiệu quả mang hướng tích cực, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quảng cáo đó phải thu hút người xem cảm xúc theo cách tích cực.[4] Quảng cáo Super Bowl của Budweiser được xem là quảng cáo thành công nhất trong việc tạo ra cú buzz, được đo bằng cuộc khảo sát của Super Today Ad Meter của USA Today trong lịch sử 26 năm của hãng, đây là một minh chứng cho việc sử dụng thành thạo các câu chuyện gây cảm động, hình ảnh những con vật dễ thương, những chú ngựa oai phong và các giá trị cốt lõi của người Mỹ để khuấy động cảm xúc tích cực của khán giả. Sử dụng tranh cãi để tạo Buzz Marketing có thể có rủi ro vì nghiên cứu cho thấy rằng các chủ đề gây tranh cãi nhẹ sẽ kích thích nhiều tiếng vang hơn là các chủ đề hoàn toàn trung lập, nhưng khi chủ đề khiến người xem trở nên khó chịu hơn, lượng buzz sẽ giảm đáng kể. Một cú buzz hiệu quả nhất sẽ được tạo ra tại điểm "tốt nhất'' (sweet spot) nơi mà chủ đề đủ thú vị để mời gọi bình luận, nhưng lại không quá gây tranh cãi đến mức mọi người phải tránh xa.[5] Cũng có rủi ro đáng kể khi sử dụng tranh cãi để tạo nên buzz marketing, ví dụ như quảng cáo It’s Beautiful của Coca-Cola vào năm 2014 được phát sóng trong Super Bowl đã tạo ra phản ứng dữ dội.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buzz marketing http://www.ignitesocialmedia.com/social-media-exam... http://searchcrm.techtarget.com/definition/buzz-ma... http://entertainment.time.com/2013/12/17/breaking-... http://transitionmarketing.wordpress.com/2013/09/3... http://journalism.uoregon.edu/~tbivins/J496/readin... http://www.marketing.org/i4a/pages/index.cfm?pagei... https://www.educba.com/buzz-marketing-vs-viral-mar... https://www.huffingtonpost.com/tag/sponsored-tweet... https://articles.latimes.com/2010/apr/06/business/... https://www.theguardian.com/commentisfree/2014/feb...